Ho trên thực tế không phải la một căn bệnh mà là phản ứng của cơ thể để tự bảo vệ mình khỏi nhưng vi khuẩn tấn công, các làm cho không khí đi vào được sạch sẽ hơn và đánh bật những đờm, nước mũi khó chịu từ trong cổ họng ra ngoài. Có 2 loại ho thường gặp :
Ho khan: Thường xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh, dị ứng với thời tiết và thường giúp làm sạch nước mũi, chất kích ứng khó chịu ở cổ họng của bé
Ho có đờm: Kiểu ho này thường do bệnh về đường hô hấp cùng với sự viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, tạo nên những cục đờm, chất nhầy.
Ho kèm theo có đờm ở cổ họng : Thường do bệnh về đường hô hấp cùng với sự viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên tạo thành nhũng cục đờm, chất nhầy rất khó chịu ở cổ họng. Người lớn thì có thể khạc nhổ, nhưng trẻ em thì không thể nên điều này càng gây khó chịu cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị ho gặp rất nhiều và mẹ cần hết sức lưu ý
Tuy ho không phải là bệnh nhưng ho là triệu chứng của một trong số các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, ho gà, viêm phổi, viêm xoang,… Cơn ho thông thường của trẻ có nguy cơ đã bị biến chứng thành bệnh nguy hiểm và cần đến sự can thiệp của bác sĩ trong các trường hợp dưới đây:
Ho bản chất không nguy hiểm nhưng những biến chứng của nó thì cần phải được can thiệp bởi bác sỹ trong các trường hợp bé có dấu hiệu dưới đây
1. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi bị ho kéo dài
2. Trẻ bị sốt chạm mốc 38 độ hoặc cao hơn
3. Bé bị nôn trớ nhiều và liên tục trong ngày
4. Bé mệt mỏi, lờ đờ và quấy khóc nhiều hơn
5. Bé bị tiêu chảy nặng trong vòng 24h
6. Bé bị sưng phồng ở bụng -> Phải chú ý thật kỹ thì mới nhìn ra bằng biểu hiện như : Bụng bé tròn, nhạy cảm hơn mức bình thường
7. Cơ thể bé bị mất nước (miệng khô, nước tiểu vàng khè, tã khô suốt 6-8 tiếng)
8. Trong phân của trẻ có máu hoặc trẻ bị nôn có máu
9. Bé bị những cơn co giật
10. Bé không liên tục không ăn, không uống sữa trong suốt 6-8 tiếng.
11. Bé sơ sinh bị vàng da
12. Trẻ ho kèm theo thở khò khè hoặc biểu hiện của việc cực kì khó thở.
13. Đờm của bé có màu xanh, vàng hoặc dính máu.
Nên cho bé uống thuốc ho như thế nào?
Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi cho bé dùng thuốc, không nên chủ quan hoặc tự ý cho bé uống. Nếu trẻ bị nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà